1. Chuẩn bị
Trước khi xây nhà, bạn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về xây dựng, việc dự trù chi phí, tính toán nguyên vật liệu xây nhà, trang trí nội ngoại thất khi căn nhà hoàn thành,… cần phải lên danh sách, lập kế hoạch chi tiết.
Bạn có thể tham khảo những mẫu nhà đẹp để có thể lựa chọn cho mình một không gian yêu thích, phù hợp với điều kiện gia đình. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè để có lời khuyên tốt nhất, giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình xây nhà.
2. Vật liệu xây dựng
Đây là yếu tố quyết định việc bạn có thể xây được nhà với giá rẻ hay không. Trước khi xây, bạn cần tham khảo giá, xem xét chất lượng, lên ngân sách chi phí vật liệu và dự trù khi có phát sinh.
Bạn có thể sử dụng những vật liệu mới, thân thiện với môi trường, tăng cường sử dụng gạch không nung như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…
Ngoài ra, bạn nên ưu tiên vật liệu có sẵn tại địa phương để tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
3. Thiết kế
Nếu có kiến thức về xây dựng, bạn có thể tự thiết kế để tiết kiệm chi phí nhưng bạn cũng cần tham khảo ý kiến, tư vấn của những người hiểu biết. Nếu không, bạn cần chọn cho mình một thiết kế có kinh nghiệm để hj có thể tư vấn cho bạn có thiết kế đẹp và hợp phong thủy. Bạn cũng cần trao đổi kỹ càng về ý tưởng, màu sắc mà bạn muốn thiết kế để tránh mất thời gian và chi phí phát sinh sau này.
Lúc lên ý tưởng, bạn cần cân nhắc giữa diện tích xây dựng và diện tích sinh hoạt, gia đình có bao nhiêu người để thiết kế số lượng phòng hợp lý. Cân nhắc được vấn đề này giúp bạn tránh tình trạng xây thừa phòng, vừa làm lãng phí không gian vừa tốn chi phí xây dựng.
4. Chọn nhà thầu thi công
Nếu rành về xây dựng, bạn có thể là chủ thầu cho ngôi nhà của mình và bạn đã tiết kiệm được 100% chi phí xây dựng.
Nếu không, hãy chọn một chủ thầu có uy tín, hình thức thi công sao cho chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế. Trong quá trình thi công, bạn cần nắm bắt, biết rõ được tiến độ thi công để khi cần thiết có thể trao đổi với nhà thầu, đưa ra ý kiến để việc xây dựng thuận lợi, đúng tiến độ, không phát sinh thêm nhiều chi phí.
5. Tận dụng nhân công có sẵn
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tận dụng thời gian rãnh của người thân, bạn bè ở các khâu dọn dẹp, bài trí nội thất, thiết kế cảnh quan sân vườn,…
6. Chọn thời điểm xây nhà hợp lí trong năm
Bạn cần chọn được thời gian phù hợp, thời điểm nhiều nắng, ít mưa nhất trong năm để thi công công trình nhằm tránh gián đoạn, ảnh hưởng chất lượng công trình và tiết kiệm được những khoản phát sinh như phí thủ kho, bảo vệ, thất thoát vật tư, trượt giá, điện, nước, ăn, ở, đi lại. Đặc biệt, nếu bạn vay ngân hàng để làm nhà thì việc tiết kiệm thời gian càng quan trọng, giảm tối đa số tiền lãi phải chi trả.
Ngoài ra, cũng có thể xây nhà tiết kiệm bằng một số biện pháp như giảm bớt công trình phụ, chọn vật liệu ốp vừa với túi tiền, trang trí nhà không nên quá cầu kỳ, tránh rườm ra, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu,....
Các tiện nghi sinh hoạt thì có thể sắm sửa dần dần khi bạn có điều kiện hơn, không nên mua tất cả một lần khi chi phí không cho phép.