Sau cùng cả 3 cùng thống nhất tại phòng công chứng là cháu nội được hưởng 1/6 giá trị tài sản đó. Cụ thể tài sản là căn nhà mẹ vợ và vợ tôi đã ở từ trước 75 đến nay. Cháu nội tôi ở nơi khác (Hoa Kỳ). Nay mẹ vợ tôi già yếu vẫn cùng vợ tôi cư ngụ trong căn nhà trên, người cháu về đặt vấn đề phân chia căn nhà đó.
Cho tôi hỏi vợ tôi và mẹ vợ tôi có bắt buộc phải phân chia ngay tại thời điểm này theo yêu cầu của người cháu nội đó hay không? Và khi mẹ chúng tôi mất thì vợ tôi có phải phân chia tài sản đó ngay theo như yêu cầu của người cháu hay không?
Vì căn nhà mẹ và vợ tôi vẫn ở từ xưa đến giờ và không có tài sản nhà để ở nơi khác. Sau này vợ tôi có còn được ở trong căn nhà đó cho đến khi mua được nhà khác để ở mới bán căn nhà trên rồi mới chia tài sản cho người cháu hay phải bắt buộc chia liền? Xin cám ơn Luật sư.
thynguyen@...
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An trả lời bạn như sau:
Bộ luật Dân sự 2015, Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Theo thông tin bạn cung cấp tài sản là căn nhà tài sản chung của ông bà bạn. Cha vợ đã mất, anh cả cũng đã mất cả 2 không để lại di chúc. Ngôi nhà sẽ được chia thừa kế theo pháp luật: ½ ngôi nhà được chia đều cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế bao gồm: mẹ vợ, vợ bạn và cháu nội. Cháu nội được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Nếu những người trong hàng thừa kế đã thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng thì thực hiện theo nội dung thỏa thuận. Căn cứ theo quy định trên, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật. Người nhận hiện vật sẽ thanh toán giá trị cho cháu nội.
- Xây nhà trọn gói, cần biết điều gì? (13/10/2019)
- Có rủi ro khi mua nhà có diện tích xây dựng sai lệch so với giấy (13/10/2019)
- Thân nhân người có công với cách mạng được ưu đãi gì khi mua đất (13/10/2019)
- Quy định về khoảng lùi xây dựng như thế nào? (13/10/2019)
- Những điều cần biết về đăng ký đất đai theo quy định mới (13/10/2019)