Tuyệt đối không kí hợp đồng mua bán với các sàn BĐS
Cập nhật: 08:31 07/09/2019
Đối với hợp đồng mua bán hoặc bất cứ hợp đồng liên quan đến vấn đề mua nhà, khách hàng không nên kí tại cùng các sàn giao dịch bất động sản. Đây là một lời khuyên từ phía các chuyên gia luật bất động sản dành cho người mua nhà, nhằm tránh tình trạng khi đã kí hợp đồng các sàn tự ý nâng giá bán dẫn đến nhiều tranh chấp, khiếu nại, đa phần tổn hại đến tài chính cho người mua.

Sau khi kí hợp đồng, các sàn giao dịch tăng giá bán
Ngoài hợp đồng mua bán, khi giao dịch còn có khá nhiều hợp đồng liên quan. Do không lường trước được mức độ nghiêm trọng của các loại hình hợp đồng, người mua nhà có thể sẽ phải chịu thiệt thòi hoặc bị lừa đảo về tài chính.
- ➊
-
Sự việc Công ty cổ phần Địa ốc Kim Phát
-
Thị trường TpHCM hiện đang xôn xao về việc Công ty Kim Phát có dấu hiệu lừa đảo nhiều khách hàng thông qua việc kí kết các hợp đồng đồng mua, hợp đồng tư vấn, hoặc hợp đồng thỏa thuận:
- Tại dự án Gold Hill do công ty này phân phối, phía cơ quan cảnh sát điều ra đã nhận được đơn cầu cứu khi khách hàng mua đất nền tại đây thông qua Kim Phát thì lại có giá bán chênh lệch khoảng 100-200 triệu đồng hoặc gấp đôi so với giá của chủ đầu tư.
- Ngoài ra còn hàng loạt dự án khác như Center Point ở Nhơn Trạch, The Mall City ở Long An đều nhận được khiếu nại từ khách hàng khi Kim Phát nâng giá bán đất nền, đồng thời không cho phép khách hàng rút tiền cọc
- "Hợp đồng mua bán phải được kí với công ty", đây là lời khẳng định của nhân viên tư vấn của Kim Phát. Họ còn nói thêm: “Anh mua đất của bên em thì phải ký với bên em chứ. Kim Phát có góp vốn đầu tư vào đây và được phân phối độc quyền. Nếu anh thích thì có thể ký với CĐT cũng được nhưng trước hết phải ký với bên em một hợp đồng thỏa thuận”.
-
Thị trường TpHCM hiện đang xôn xao về việc Công ty Kim Phát có dấu hiệu lừa đảo nhiều khách hàng thông qua việc kí kết các hợp đồng đồng mua, hợp đồng tư vấn, hoặc hợp đồng thỏa thuận:
- ➋
-
Sự việc sàn giao dịch Nam Tiến
-
Dự án The Easter City, được đầu tư bởi Quốc Cường Gia Lai cũng có nhiều người mua bức xúc khi phải trả khoản chênh lệch quá cao không được nêu ra trong hợp đồng mua bán khi giao dịch với sàn giao dịch Nam Tiến.
-
Khi chuyển công năng dự án này từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, chủ đầu tư đã kí hợp đồng phân phối độc quyền với Nam Tiến, cho phép sàn giao dịch phân phối 20% căn hộ thương mại tại dự án.
- Khi tư vấn, giới thiệu cho người mua, Nam Tiến đã tự ý thu thêm khoản tiền chênh lệch khoảng 70-130 triệu đồng/ căn hộ, một số căn bị thu thêm tới 200 triệu đồng.
- Khi thu tiền, sàn giao dịch Nam Tiến chỉ đưa cho khách hàng phiếu thu chứ không xuất hóa đơn giao dịch.
- Một số căn hộ tại dự án còn bị sàn Nam Tiến khống giá bán cho khách hàng nhằm thu lợi nhuận
-
Khi chuyển công năng dự án này từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, chủ đầu tư đã kí hợp đồng phân phối độc quyền với Nam Tiến, cho phép sàn giao dịch phân phối 20% căn hộ thương mại tại dự án.
- Sau khi nhận được quá nhiều khiếu nại, chủ đầu tư đã ra văn bản kết thúc hợp đồng với Nam Tiến, nhưng đến nay người mua vẫn chưa được nhận lại khoản tiền chênh lệch mà đã bị sàn phân phối này lừa đảo.
-
Dự án The Easter City, được đầu tư bởi Quốc Cường Gia Lai cũng có nhiều người mua bức xúc khi phải trả khoản chênh lệch quá cao không được nêu ra trong hợp đồng mua bán khi giao dịch với sàn giao dịch Nam Tiến.
Lời khuyên khi kí các hợp đồng mua bán
Không ký bất kỳ hợp đồng gì với sàn giao dịch bất động sản
Đối với những hợp đồng như hợp đồng mua bán, tư vấn thỏa thuận có liên quan đến giao dịch với bên sản bất động sản, các luật sư cũng như chuyên gia tư vấn tài chính đã đưa ra khẳng định:
- “Không ký bất kỳ hợp đồng gì với sàn giao dịch bất động sản”.
Luật sư Nguyễn Hữu Quyền, Trưởng vp Luật sư Quyền, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết:
- Theo luật kinh doanh bất động sản tại khoản 2, điều 3: Môi giới bất động sản chỉ đóng vai trò trung gian cho các bên trong việc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà đất
- Môi giới tự ý nâng giá bán sản phẩm cao hơn so với giá của chủ đầu tư thì bị xem là vi phạm pháp luật, trường hợp đơn vị môi giới cố ý nâng giá được xem là hành vi chiếm đoạt tài sản, lừa đảo theo điều 139 của bộ luật hình sự hiện hành.
Ông Phan Quang Thắng, Giám đốc Công ty BĐS Goldun Real, cũng đưa ra lời khuyên
- Khi khách hàng tìm mua đất nền phải kiểm tra kĩ lưỡng thông tin về chủ đầu tư dự án, vị trí, tiến độ xây dựng của dự án.
- Khách hàng có thể kiểm tra hiện có bao nhiên sàn giao dịch phân phối cho dự án đó, bất cứ dự án nào khi mở bán cũng công bố đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng nên liên hệ trực tiếp chủ đầu tư, đến tận nơi để xem dự án.
- ✽
-
Lưu ý:
-
Đối với vấn đề hợp đồng mua bán, cần phải xác định rõ chỉ được phép kí với chủ đầu tư.
- Khi ký bất kỳ hợp đồng đặt cọc, hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán... phải chính CĐT thì khách hàng mới đặt bút ký.
- Khi giao tiền, phải có phiếu thu và hóa đơn đỏ rõ ràng.
- Các cam kết trong hợp đồng phải thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên để làm căn cứ phân xử sau này, nếu một bên vi phạm.
-
Đối với vấn đề hợp đồng mua bán, cần phải xác định rõ chỉ được phép kí với chủ đầu tư.
Tin mới hơn
Tin tức