Hỗ trợ đăng tin chính chủ tại đồng nai
Hướng Dẫn Đăng Tin Chính Chủ Hiệu Quả Nhất l Liên Hệ Hotline - 0907.888.247 ​
Kiện 2 yêu cầu khác nhau, tòa nào xử?
Cập nhật: 01:51 07/10/2019
Nguyên đơn có hai yêu cầu khởi kiện là đòi quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và đòi nợ. Tòa cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho một tòa cấp dưới - nơi bị đơn cư trú nhưng không có bất động sản tọa lạc thụ lý liệu đã đúng?

Mới đây, TAND tỉnh Lâm Đồng đã xử sơ thẩm lần hai vụ Công ty TNHH TM & DVVT NP (quận 7, TP.HCM) kiện bà PYH (chủ DNTN HH, TP Đà Lạt) yêu cầu xác định quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và yêu cầu đòi nợ hơn 4 tỉ đồng.

Đã xử nhưng TAND Tối cao hủy án

Trước đó, năm 2011, Công ty NP khởi kiện bà H. ra TAND tỉnh Lâm Đồng để tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại góp vốn tại một lô đất ở huyện Bình Chánh (TP.HCM). Tháng 8-2011, TAND tỉnh Lâm Đồng xử sơ thẩm lần đầu, tuyên công ty NP được sở hữu phần vốn góp 12,6 tỉ đồng.

Sau đó, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã sửa án sơ thẩm, tuyên bà H. phải trả Công ty NP 12,6 tỉ đồng trước khi dùng tài sản tranh chấp để thanh toán các khoản nợ khác (lý do là bà H. đang thiếu nợ nhiều người theo nhiều bản án).

Tháng 7-2015, TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm, hủy hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ cho TAND tỉnh Lâm Đồng giải quyết lại từ đầu. Ba tháng sau, TAND tỉnh Lâm Đồng thụ lý lại vụ án.

Nóng chuyện thẩm quyền xét xử

Đến tháng 5-2016, Công ty NP thay đổi nội dung khởi kiện thành yêu cầu tòa xác định quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nhà xưởng sản xuất, văn phòng làm việc…) tại lô đất ở huyện Bình Chánh. Ngày 23-6, Công ty NP bổ sung đơn khởi kiện, yêu cầu bà H. phải trả 4,3 tỉ đồng mà bà đã vay công ty năm 2007.

 

 

 

Đến lúc này, bà TTT và năm người khác là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã yêu cầu TAND tỉnh Lâm Đồng chuyển hồ sơ vụ án về cho TAND huyện Bình Chánh (nơi có bất động sản tranh chấp) giải quyết. Tuy nhiên, TAND tỉnh Lâm Đồng không chấp nhận với lý do tòa đã lên lịch xét xử nên quyền quyết định thuộc về HĐXX.

Ngày 30-9 vừa qua, TAND tỉnh Lâm Đồng đã mở phiên tòa sơ thẩm lần hai với những diễn biến khá gay cấn về thẩm quyền giải quyết sơ thẩm.

Tại phiên tòa, luật sư (LS) của bà T. cho rằng sau khi Công ty NP thay đổi nội dung khởi kiện thì vụ án không còn thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh Lâm Đồng nữa. LS đề nghị HĐXX chuyển hồ sơ về TAND huyện Bình Chánh để giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, chuyển hồ sơ về TAND TP Đà Lạt giải quyết tranh chấp khoản nợ 4,3 tỉ đồng.

Cũng cho rằng thẩm quyền giải quyết sơ thẩm không thuộc về TAND tỉnh Lâm Đồng nhưng LS của Công ty NP lại không đồng ý tách ra thành hai vụ án khác nhau. Vị này đề nghị HĐXX chuyển hồ sơ về cho TAND TP Đà Lạt giải quyết cả hai nội dung tranh chấp của Công ty NP theo sự lựa chọn của công ty này.

Đại diện VKS cũng đồng tình là thẩm quyền xét xử không thuộc về TAND tỉnh Lâm Đồng mà thuộc tòa cấp huyện nhưng lại không nói rõ là tòa nào. Cuối cùng, HĐXX đã quyết định chuyển hồ sơ về cho TAND TP Đà Lạt thụ lý, giải quyết.

Tách thành hai vụ án, để hai tòa giải quyết

Theo LS Lê Quang Vũ (Đoàn LS TP.HCM), Điều 1 Nghị quyết 103/2015 của Quốc hội quy định kể từ ngày BLTTDS 2015 có hiệu lực thi hành (ngày 1-7-2016), đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được tòa thụ lý trước ngày 1-7-2016 nhưng kể từ ngày này mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của bộ luật này để giải quyết. Như vậy, về mặt tố tụng, vụ án trên sẽ áp dụng BLTTDS 2015.

Trong vụ án đang có hai quan hệ tranh chấp: Thứ nhất là tranh chấp quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, thứ hai là tranh chấp hợp đồng vay tiền. Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 30, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này thuộc về tòa cấp huyện.

Đi vào cụ thể, thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc về TAND huyện Bình Chánh vì điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định “đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Với tranh chấp hợp đồng vay 4,3 tỉ đồng, thẩm quyền giải quyết thuộc TAND TP Đà Lạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.

“Sau khi TAND tỉnh Lâm Đồng chuyển hồ sơ về cho TAND TP Đà Lạt thì TAND TP Đà Lạt phải ra quyết định tách thành hai vụ án khác nhau: TAND TP Đà Lạt chỉ thụ lý tranh chấp đòi nợ, đồng thời chuyển tranh chấp quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở cho TAND huyện Bình Chánh thụ lý. Chỉ có như vậy thì tòa mới không vi phạm tố tụng” - LS Vũ nói.

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên đăng nhập
Email
Gửi Đóng