Tháng 7-2011, ông Phan Cước ký hợp đồng công chứng mua căn nhà số 29 đường Ỷ Lan từ vợ chồng ông P.C.T. (Q.Tân Phú, TP.HCM) với giá 1 tỉ đồng.
Sau đó ông Cước làm thủ tục sang tên căn nhà và dọn về nhà mới. Chín tháng sau, Chi cục Thi hành án dân sự Q.Tân Phú gửi quyết định kê biên, xử lý tài sản căn nhà để thi hành các bản án mà ông P.C.T. là bên phải thi hành.
Ông Cước kể khi đi mua căn nhà, ông tìm hiểu thông tin rất kỹ. Thấy ngôi nhà có sổ đỏ chính chủ, không tranh chấp nên ông yên tâm bỏ tiền mua.
“Tiền bỏ ra mua nhà hợp pháp giờ có nguy cơ bị mất trắng” - ông Cước rầu rĩ.
Một chấp hành viên cho biết trường hợp mua nhà có công chứng nhưng bị kê biên, xử lý tài sản xảy ra rất nhiều. Rủi ro nằm ở chỗ người mua nhà không biết được tình trạng nợ nần của người bán.
Thậm chí có người trong thời gian bị kiện biết khả năng sẽ thua kiện nên “tẩu tán” tài sản bằng cách bán giấy tay với giá rẻ. Thấy giá mềm nên nhiều người “dính” bẫy. Đến khi thanh toán hết tiền hoặc vào ở một thời gian mới biết mua phải nhà bị kê biên.
Theo luật sư Nguyễn Văn Phú (Đoàn luật sư TP.HCM), khi mua nhà dù công chứng xong vẫn chưa hoàn toàn thuộc sở hữu của mình.
Người mua nhà chỉ tìm hiểu được những thông tin như tình trạng quy hoạch, tình trạng tranh chấp, giấy chủ quyền, còn thông tin căn nhà có đang bị ngăn chặn hoặc kê biên để thi hành án rất khó để tìm hiểu. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho người mua nhà hợp pháp.
“Trước khi mua nhà, mọi người nên cố gắng tìm hiểu kỹ thêm thông tin về nhân thân người bán để giảm thiểu được rủi ro. Điều này cũng là giải pháp tự bảo vệ quyền lợi của mình” - luật sư Phú nói.
Luật sư Phú lưu ý đối với người được thi hành án, nếu khi có bản án mà người phải thi hành án không chịu thi hành thì cần nhanh chóng làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành việc cưỡng chế, kê biên các tài sản của người thi hành án để tránh trường hợp tài sản bị nhanh tay tẩu tán, rắc rối kiện tụng sau này.
Tháng 7-2011, ông Phan Cước ký hợp đồng công chứng mua căn nhà số 29 đường Ỷ Lan từ vợ chồng ông P.C.T. (Q.Tân Phú, TP.HCM) với giá 1 tỉ đồng.
Sau đó ông Cước làm thủ tục sang tên căn nhà và dọn về nhà mới. Chín tháng sau, Chi cục Thi hành án dân sự Q.Tân Phú gửi quyết định kê biên, xử lý tài sản căn nhà để thi hành các bản án mà ông P.C.T. là bên phải thi hành.
Ông Cước kể khi đi mua căn nhà, ông tìm hiểu thông tin rất kỹ. Thấy ngôi nhà có sổ đỏ chính chủ, không tranh chấp nên ông yên tâm bỏ tiền mua.
“Tiền bỏ ra mua nhà hợp pháp giờ có nguy cơ bị mất trắng” - ông Cước rầu rĩ.
Một chấp hành viên cho biết trường hợp mua nhà có công chứng nhưng bị kê biên, xử lý tài sản xảy ra rất nhiều. Rủi ro nằm ở chỗ người mua nhà không biết được tình trạng nợ nần của người bán.
Thậm chí có người trong thời gian bị kiện biết khả năng sẽ thua kiện nên “tẩu tán” tài sản bằng cách bán giấy tay với giá rẻ. Thấy giá mềm nên nhiều người “dính” bẫy. Đến khi thanh toán hết tiền hoặc vào ở một thời gian mới biết mua phải nhà bị kê biên.
Theo luật sư Nguyễn Văn Phú (Đoàn luật sư TP.HCM), khi mua nhà dù công chứng xong vẫn chưa hoàn toàn thuộc sở hữu của mình.
Người mua nhà chỉ tìm hiểu được những thông tin như tình trạng quy hoạch, tình trạng tranh chấp, giấy chủ quyền, còn thông tin căn nhà có đang bị ngăn chặn hoặc kê biên để thi hành án rất khó để tìm hiểu. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho người mua nhà hợp pháp.
“Trước khi mua nhà, mọi người nên cố gắng tìm hiểu kỹ thêm thông tin về nhân thân người bán để giảm thiểu được rủi ro. Điều này cũng là giải pháp tự bảo vệ quyền lợi của mình” - luật sư Phú nói.
Luật sư Phú lưu ý đối với người được thi hành án, nếu khi có bản án mà người phải thi hành án không chịu thi hành thì cần nhanh chóng làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành việc cưỡng chế, kê biên các tài sản của người thi hành án để tránh trường hợp tài sản bị nhanh tay tẩu tán, rắc rối kiện tụng sau này.