Hỗ trợ đăng tin chính chủ tại đồng nai
Hướng Dẫn Đăng Tin Chính Chủ Hiệu Quả Nhất l Liên Hệ Hotline - 0907.888.247 ​
NGƯỜI ĐẦU TƯ KHÔN NGOAN NÊN BIẾT CHU KỲ CỦA BẤT ĐỘNG SẢN!
Cập nhật: 10:48 20/04/2018

Sốt đất đã hút một lượng vốn của xã hội. Hệ lụy của bong bóng giá đất đang ảnh hưởng đến nền kinh tế, về lâu dài tác động xấu đến cuộc sống người dân.

 

Nếu bong bóng bất động sản vỡ... - Ảnh 1.

Ngay đầu năm, người có trách nhiệm được giao điều hành để kiểm soát lạm phát của nền kinh tế đã bày tỏ nỗi lo bong bóng giá bất động sản có thể ảnh hưởng đến lạm phát. Trước đó, Chính phủ cũng nhiều lần lưu ý không để xảy ra bong bóng bất động sản.

Ấy vậy mà giá nhà đất vẫn lù lù đi lên, lan ra nhiều tỉnh thành, bất chấp quy luật kinh tế.

Thậm chí có lo ngại rằng "chu kỳ tăng nóng rồi vỡ" sẽ bị rút ngắn, không phải 10 năm như trước (năm 1997 xảy ra khủng hoảng tài chính khu vực châu Á, đến năm 2007 - 2008 nổ bong bóng bất động sản và chứng khoán).

Còn lúc này sốt đất đã lan ra, chẳng kém những năm 2007 - 2008.

Bong bóng giá đất nổ tung hơn 10 năm trước đã để lại những hậu quả nặng nề. Từ chỗ giá đất tăng từng giờ, người ta giành giật quyền mua căn hộ để bán lại, ngân hàng lao vào cho vay… là nợ xấu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nợ nần, phá sản.

Giá đất giảm 50-60% so với đỉnh điểm. Quan niệm "giá đất chỉ tăng, không giảm" đã sụp đổ. Cả xã hội đối mặt với giá cả tăng vọt… buộc Chính phủ phải đưa ra biện pháp thắt lưng buộc bụng, kể cả thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế để giải quyết hậu quả của tăng trưởng nóng.

Khác với cơn sốt năm 2007 - 2008, lần này Ngân hàng Nhà nước đã có "van" kiểm soát tiền đổ vào bất động sản.

Các ngân hàng vốn lão luyện trong "đánh hơi" rủi ro đã chủ trương định giá đất - tài sản thế chấp để vay vốn - không theo giá sốt nóng của thị trường mà định giá thấp hơn bình thường nhằm đề phòng nếu giá nhà đất sụt giảm vẫn bảo toàn được vốn cho vay.

Ngân hàng phòng thủ, từ chối kiếm tiền từ cơn sốt đất là điều đáng phải suy nghĩ.

Nhìn tổng thể, cơn sốt đất hiện nay mang tính tự phát, đồn thổi, ăn theo hơn là có sự "tiếp tay" từ chính sách hay vốn ngân hàng.

Sốt đất diễn ra ở nơi quy hoạch quanh các dự án lớn của quốc gia như sân bay Long Thành, 3 đặc khu kinh tế, hoặc do "cò" đất đồn thổi - như Nhà nước siết phân lô bán nền khiến nguồn cung khan hiếm, gần đây là dân ngán căn hộ chung cư chuyển sang mua đất nền…

Trước bất thường này, cơ quan quản lý đã cảnh báo người dân về rủi ro khi mua đất theo tin đồn.

Sốt đất đã hút một lượng vốn của xã hội. Mua đất không phải là người có nhu cầu để ở - vì họ không có đủ tiền, mà chủ yếu là người đầu tư chờ giá lên bán lại.

Cơn sốt giá có kéo dài và tới đây ai chấp nhận mua lại đất với giá đã tăng nóng trong thời gian ngắn là rủi ro cho những người vừa rót vốn vào đất.

Tuy chưa vỡ, nhưng hệ lụy của bong bóng giá đất đang ảnh hưởng đến nền kinh tế, về lâu dài tác động xấu đến cuộc sống người dân.

Vốn chảy vào kênh đầu cơ. Ngân hàng Nhà nước có kiểm soát chặt nhưng không loại trừ có lắt léo, biến tướng để moi thêm vốn ngân hàng đổ vào bất động sản, dẫn đến nợ xấu.

Đất đai là "nguyên liệu" của hoạt động kinh tế, giá "nguyên liệu" tăng mãi, ắt làm khó nhà sản xuất và người tiêu dùng. Rồi đây, các địa phương có dự án lớn của quốc gia phải vất vả khi đền bù, giải phóng mặt bằng.

Giá đất quá cao, còn bao người đủ tiền để thực hiện giấc mơ an cư lạc nghiệp?

Đó là bức tranh tối của chu kỳ tăng nóng và tình hình còn tệ hơn nếu bong bóng giá đất bị… vỡ.

 

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên đăng nhập
Email
Gửi Đóng