
Nghiên cứu vị trí thuê mặt bằng
Trước hết, bạn cần nghiên cứu kỹ về khu vực, vị trí sẽ thuê mặt bằng kinh doanh. Nhiều người tham gia kinh doanh khi tìm được mặt bằng giá rẻ thường vội ký kết hợp đồng ngay mà quên mất việc tìm hiểu thông tin về địa điểm thuê. Điều này có thể dẫn đến việc chọn sai vị trí, nguyên nhân chính khiến cho việc kinh doanh của bạn bị thua lỗ.
Khi tìm hiểu về khu vực, vị trí để thuê mặt bằng, hãy trả lời cho những câu hỏi sau:
- Khu vực này có phù hợp cho mô hình kinh doanh của bạn không?
- Khu vực này có hiện diện khách hàng tiềm năng không?
- Mức chi trả của khách là bao nhiêu?
Một địa điểm tốt ngoài giá rẻ thì còn phải phù hợp. Bạn sẽ chi 100 triệu để thuê mặt bằng có vị trí tốt, đem đến doanh thu cao hay bỏ 50 triệu để thuê mặt bằng giá rẻ với nguy cơ ế ẩm, thua lỗ?
Khảo sát thông tin về địa điểm thuê mặt bằng
Tại bước này, việc bạn cần làm là thu thập thông tin một cách chi tiết nhất về 3 yếu tố sau
Tìm hiểu thông tin trước khi quyết định thuê mặt bằng
-
Nhân khẩu học
- Độ tuổi của khách hàng tại khu vực bạn sẽ thuê mặt bằng kinh doanh là bao nhiêu?
- Đa số là nam hay nữ?
-
Sản phẩm
- Họ đang dùng những sản phẩm gì tương tự với hàng hóa của bạn
- Mức giá họ chi trả cho mỗi sản phẩm là bao nhiêu?
- Mức độ thường xuyên dùng sản phẩm của khách hàng như thế nào?
-
Đối thủ cạnh tranh
- Ai đang dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của bạn tại khu vực bạn sắp thuê mặt bằng kinh doanh?
- Điểm mạnh của họ là gì?
Công việc này được gọi là khảo sát nghiên cứu thị trường. Thường các nhà đầu tư, đặc biệt trong trường hợp nguồn lực hạn chế, cần phải dành rất nhiều thời gian để khảo sát, tìm hiểu thông tin trước khi quyết định thuê mặt bằng nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa khi bắt tay vào thực hiện trong thực tế.
Tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng
Đây là bước tốn thời gian và công sức nhất. Bạn sẽ phải tìm kiếm, thu thập những thông tin mặt bằng cho thuê phù hợp với ngân sách và loại hình kinh doanh. Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin phong phú mà bạn có thể tìm như báo chí, các trang tin bất động sản, môi giới...
- Để giúp việc sàng lọc thông tin được nhanh hơn, bạn cần đưa ra các tiêu chí thật cụ thể và chi tiết dựa trên loại hình kinh doanh của mình như diện tích, số lượng khách...
-
Sau khi đã chọn lọc được một số địa điểm ưng ý, bạn nên sắp xếp một chuyến tới đó để xem xét cũng như tìm hiểu thêm thông tin.
- Hãy ghi nhớ lời khuyên của các chuyên gia: “Dành 80% thời gian để sàng lọc giao dịch, 20% đi xem và thương lượng”.
Thương lượng với người cho thuê mặt bằng
Thương lượng trên cơ sở hai bên cùng thắng
Trong quá trình thương lượng với bên cho thuê mặt bằng, có 3 nguyên tắc chính bạn cần tuân thủ
-
Dành thời gian để “đôi co”
- Việc thương lượng cũng giống như trò kéo co, nếu thắng ngay lập tức, bạn sẽ ngã nhào. Vì thế, đừng nói vội chấp nhận lời chào giá của bên cho thuê dù nó có rẻ. Việc bạn đồng ý sớm sẽ khiến cho bên đó cảm thấy mình bị “hớ”, rất có thể họ sẽ dừng giao dịch và đòi tăng giá.
-
Đôi bên cùng có lợi
- Trên cơ sở hai bên cùng thắng, cả người thuê và người cho thuê mặt bằng đều đạt được thứ họ muốn. Nếu thời hạn hợp đồng kết thúc mà bên cho thuê không muốn tiếp tục, việc kinh doanh của bạn sẽ gặp tổn hại đáng kể vì mất đi lượng khách quen. Trong trường hợp chủ nhà không đạt được lợi ích thỏa đáng, họ sẽ tìm “chiêu trò” để phá rối.
-
Không để cảm xúc chi phối
- Tráng để cảm xúc chi phối bạn khi lựa chọn mặt bằng. Dù bạn cảm thấy địa điểm đó quá tốt nhưng thực tế nó vượt quá ngân sách hay không phù hợp với tiêu chí kinh doanh, hãy mạnh dạn bỏ qua nó.
Ký kết hợp đồng thuê mặt bằng
Ký kết hợp đồng là bước tiếp theo sau khi đã hoàn tất quá trình thương lượng. Hãy nhớ mọi thứ sau khi thương lượng thành công đều phải được phản ánh thật rõ ràng trong hợp đồng.
Khi tiến hành làm hợp đồng thuê mặt bằng, cần lưu ý 4 điểm sau
- Hợp đồng bắt buộc phải có đủ 7 thông tin: diện tích, giá thuê, tiền cọc, thời gian thuê, ngày bàn giao nhà, khoản tăng giá hằng năm, tình trạng đất/nhà lúc bàn giao.
- Bên soạn hợp đồng là bên có lợi. Nếu bên cho thuê mặt bằng ngại làm việc này, hãy ngỏ ý giúp đỡ họ.
- Công chứng hợp đồng tại phòng công chứng Nhà nước hay tư nhân. Việc này sẽ giúp bạn xác nhận xem đó có phải là chủ thực sự của bất động sản đó không
- Thỏa thuận rõ ràng những chi phí liên quan trong hợp đồng: chi phí sửa chữa (nếu có), phí công chứng...
MuaBanNhaDat theo VnExpress
- 4 lựa chọn nhà giá rẻ cho người thu nhập thấp (07/09/2019)
- 5 Điều “tối kỵ” của người hành nghề môi giới bất động sản (07/09/2019)
- Bí quyết buôn nhà nát lãi cao của nữ doanh nhân 9x (07/09/2019)
- Luật thuế nhà ở có thể gây cản trở cho doanh nghiệp BĐS (07/09/2019)
- Tuyệt đối không kí hợp đồng mua bán với các sàn BĐS (07/09/2019)