Đây là công đoạn quan trọng bậc nhất, đánh dấu sự thành công của toàn dự án nói chung và của đội ngũ kỹ sư Việt Nam-Nhật Bản nói riêng.
Ông Dương Hữu Hòa, Giám đốc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên cho biết hiện robot (máy đào ngầm TBM) đang hoàn tất những khâu cuối cùng, dự kiến tháng 6 tới sẽ đào xuyên đoạn ngầm cuối cùng đi trong lòng đất nối ga Ba Son với ga Nhà hát TP.
Robot TBM được đội ngũ kỹ sư Việt Nam - Nhật Bản lắp ráp để chuẩn bị đào ngầm từ ga Ba Son đến ga Nhà hát TP.
Đây được coi là giai đoạn thi công phức tạp và quan trọng nhất của toàn dự án. Trước đó, robot này đã đào thành công đoạn đường ngầm đầu tiên nối ga Ba Son - ga Nhà hát TP sau 5 tháng thi công với chiều dài 781 m, ở độ sâu 17 m. Thiết bị đào ngầm robot TBM Nhật Bản dài 70 m, nặng 300 tấn. Đây là dự án đầu tiên tại TP HCM đào đường hầm ngầm bằng máy TBM với đường kính hầm lên tới 6,79 m.
Robot TBM đang thực hiện sứ mệnh của mình trong lòng đất
Ông Hòa nhận định đến nay tuyến metro số 1 đã đạt khoảng 52% khối lượng công việc. Cụ thể, gói thầu số 1a (xây dựng đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP) đạt khoảng 40% khối lượng hợp đồng. Hiện nhà thầu (liên danh Sumitomo Mitsui – Cienco4) thi công khu vực ga Bến Thành và hầm đào hở trên đường Lê Lợi. Gói thầu 1b (xây dựng đoạn ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son) đạt khoảng 61% khối lượng hợp đồng.
Gói thầu số 2 (xây dựng đoạn trên cao và depot dài 17,1 km từ ga Ba Son đến tỉnh Bình Dương) đạt khoảng 74% khối lượng hợp đồng. Hiện nhà thầu đã thi công xong cầu cạn phần dầm U lắp ghép (còn lại dầm nhịp dẫn và dầm 3 nhịp liên tục) đã hợp long 3/5 cầu đặc biệt và xong kết cấu bê tông cốt thép 11/11 nhà ga, đang sản xuất kết cấu mái thép và đang lắp đặt hoàn thành kết cấu mái thép 2 nhà ga (Bình Thái và Khu Công nghệ cao)…
Tuyến đường hầm đầu tiên nối từ ga Ba Son với ga Nhà hát TP đã được robot TBM đào thành công vào năm 2017.
Hiện nhà ga Khu công nghệ cao và nhà ga Bình Thái đã hoàn thành phần mái, 6 nhà ga (Tân Cảng, Thảo Điền, Rạch Chiếc, Phước Long, Thủ Đức, Đại học Quốc gia) sẽ hoàn thành trong năm 2018. Ba nhà ga còn lại (Văn Thánh, An Phú, bến xe Miền Đông mới) sẽ hoàn thành trong năm 2019.
Những đường ray đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị số 1 đã được đội ngũ công nhân, kỹ sư Việt Nam - Nhật Bản lắp đặt.
Dự án sắt đô thị số 1 có tổng chiều dài 19,7 km, gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao, với 14 ga (3 ga ngầm, 11 ga trên cao và depot Long Bình tại quận 9). Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 2,49 tỉ USD (tương đương 47.325 tỉ đồng, chủ yếu vốn vay ODA của Nhật Bản). Dự án "thai nghén" vào năm 2006, dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác vào năm 2020.
Nguồn: Người Lao Động
- TRIỂN LÃM KẾT NỐI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN ĐÔNG NAM BỘ (19/11/2020)
- KẾT NẠP HỘI VIÊN HỘI MG BDS VIỆT NAM TẠI ĐỒNG NAI (04/11/2020)
- 14 TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA ĐỔ BỘ ĐỒNG NAI (30/09/2020)
- Đồng Nai: Đề xuất đầu tư 18.217 tỷ đồng xây tuyến cao tốc (30/09/2020)
- hướng đầu tư bất động sản vùng ven quyết định nguồn cung và lợi (14/09/2020)
- CẨN TRỌNG VỚI THÔNG TIN BĐS "VỈA HÈ" (20/04/2018)
- "SỐT ĐẤT" DIỆN RỘNG - CẨN THẬN KỊCH BẢN 10 NĂM TRƯỚC! (20/04/2018)
- ĐẤT NỀN TP HCM NÓNG SỐT NHƯNG "KHÓ" XẢY RA BONG BÓNG! (20/04/2018)
- NGƯỜI ĐẦU TƯ KHÔN NGOAN NÊN BIẾT CHU KỲ CỦA BẤT ĐỘNG SẢN! (20/04/2018)
- NHỮNG RỦI RO KHI NHÀ ĐẦU TƯ LAO VÀO CƠN SỐT (20/04/2018)